Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Khả năng ứng dụng công nghệ vũ trụ giảm thiệt hại thiên tai nhìn từ bão Damrey (Cơn bão số 12)

Khả năng ứng dụng công nghệ vũ trụ

giảm thiệt hại thiên tai nhìn từ bão Damrey (Cơn bão số 12)

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố ảnh vệ tinh sử dụng công nghệ radar chụp khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey (cơn bão số 12) tại các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.

Sáng 2/11 áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão thứ 12 trên biển Đông, có tên quốc tế là Damrey. Bão tăng cấp rất nhanh khi tiến sát bờ biển Nam Trung Bộ do kết hợp với không khí lạnh. Đến 6h ngày 4/11, bão đổ bộ Phú Yên – Khánh Hòa với sức gió mạnh cấp 12 (tốc độ 135 km/h). Vào hồi 13h, bão tiến sâu vào Nam Tây Nguyên giảm còn cấp 9 (90 km/h) và đến 15h cùng ngày thì suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi ở biên giới Việt Nam – Campuchia. Trong 9 tiếng hoành hành, bão đã gây gió mạnh, mưa to suốt từ Thừa Thiên Huế tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Lũ các sông dâng cao, hầu hết vượt báo động 3, một số nơi gần chạm mức lũ lịch sử năm 2013 và 2009.

Tin từ cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, tính đến sáng 10/11, số người chết do bão Damrey và mưa lũ sau đó đã lên tới 100 người (tăng 9 người so với báo cáo một ngày trước đó), 18 người mất tích.

Ngay khi nhận được tin bão, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chủ động, khẩn trương liên lạc với các đối tác trên thế giới để tìm kiếm nguồn ảnh vệ tinh radar về các khu vực ảnh hưởng của bão. (Để nhanh chóng nắm bắt thông tin về các cơn bão, dữ liệu vệ tinh là một trong những loại tư liệu thiết yếu. Tuy nhiên trong điều kiện bão, khả năng quan sát của vệ tinh quang học bị hạn chế do mây che phủ tầm nhìn. Khi đó, chỉ có vệ tinh sử dụng công nghệ radar có thể chụp được ảnh).

Theo đề nghị từ phía Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), ngày 02/11, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã cũng cung cấp ảnh vệ tinh Sentinel 1A thu thập các thông tin trước khi có bão.

Ngày 6/11, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo sẽ chủ động sử dụng vệ tinh ALOS-2 để chụp khu vực ảnh hưởng cho phía Việt Nam theo thỏa thuận hợp tác trao đổi dữ liệu vệ tinh đã ký giữa JAXA và VNSC vào tháng 9/2017. Đến tối ngày 7/11, vệ tinh ALOS-2 đã chụp ảnh khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey với các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.

12

Ảnh ALOS- 2 Palsar chụp ngày 7/1/2017 các khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey. (Copyright © JAXA)

Ngày 8/11, các cán bộ VNSC đã tiếp nhận ảnh vệ tinh từ phía Nhật Bản và tiến hành xử lý sơ bộ. Kết quả cho thấy các khu vực bị ngập lụt do bão (màu đen); các công trình bị ảnh hưởng (màu trắng). Đồng thời, qua dữ liệu ảnh vệ tinh cũng phát hiện hai khu vực nghi ngờ có hiện tượng tràn dầu ở Đà Nẵng (cách bờ hơn 70km) và Quảng Ngãi (cách bờ khoảng trên 100km) và một khu vực có khả năng tràn dầu ven biển ở Ninh Hòa – Khánh Hòa. Hiện các dấu vết nghi ngờ là tràn dầu này đang được tiếp tục theo dõi.

Từ thực tế trên cho thấy, việc ứng dụng công nghệ vũ trụ trong giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là một trong những biện pháp hiệu quả, thiết thực phục vụ đánh giá thiệt hại nhanh khi điều kiện tiếp cận khu vực thảm họa bị cô lập. Tuy nhiên, để thực hiện được công việc này cần có sự phối hợp của nhiều vệ tinh (Sentinel, ALOS-2) để tăng cường tần suất quan sát cũng như sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan điều hành vệ tinh của các nước trên thế giới.

Do không có vệ tinh riêng nên mặc dù có sự hỗ trợ tích cực từ phía các Cơ quan Hàng không vũ trụ trên thế giới nhưng thời gian VNSC nhận được loạt ảnh vệ tinh chụp ảnh khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey với các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận mất khá nhiều thời gian (hơn 2 ngày). Điều này chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể khi Việt Nam có vệ tinh SAR của riêng mình (vệ tinh LOTUSat nằm trong dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nguồn vốn ODA Nhật Bản, dự kiến phóng vào năm 2020) thì thời gian sẽ chỉ còn dưới 24 giờ.

Dưới đây là những hình ảnh do vệ tinh sử dụng công nghệ radar của các Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và  Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản chụp trước và sau khi cơn bão Damrey đổ bộ vào Việt Nam. (Khu vực đánh dấu đỏ là khu vực có dấu hiệu bất thường).

Ảnh trước bão Damrey

Ảnh sau bão Damrey
12

                   Ảnh Sentinel 1A – 02/11/2017

         Khu vực thành phố Quy Nhơn – Bình Định

                                (Nguồn: ESA)

12

Ảnh ALOS-2 Palsar 07/11/2017

Khu vực thành phố Quy Nhơn – Bình Định

(Nguồn: JAXA)

Ảnh sau bão cho thấy mức độ ngập lụt do bão (các khu vực màu đen)

12

                   Ảnh Sentinel 1A – 02/11/2017

        Khu vực Thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa

                                 (Nguồn: ESA)

12

Ảnh ALOS-2 Palsar 07/11/2017

Khu vực Thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa

(Nguồn: JAXA)

Ảnh sau bão cho thấy ngập lụt (màu đen) và các công trình bị ảnh hưởng (màu trắng). Tán xạ tăng cao do hiệu ứng góc từ các công trình xây dựng bị ảnh hưởng

12

                    Ảnh Sentinel 1A – 02/11/2017

    Khu vực thành phố Phan Rang – tháp Chàm tỉnh                                  Ninh Thuận. (Nguồn: ESA)

12

Ảnh ALOS-2 Palsar 07/11/2017

Khu vực thành phố Phan Rang – tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận. (Nguồn: JAXA)

Sự thay đổi (màu trắng) là khu vực có các công trình xây dựng bị ảnh hưởng

12

                    Ảnh Sentinel 1A – 02/11/2017

                   Thành phố Tuy Hòa – Phú Yên

                                   (Nguồn: ESA)

12

Ảnh ALOS-2 Palsar 07/11/2017

Thành phố Tuy Hòa – Phú Yên

(Nguồn: JAXA)

Ngập lụt (màu đen) do bão và các công trình bị ảnh hưởng (màu trắng)

 

12

                     Ảnh Sentinel 1A – 02/11/2017

                 Thành phố Tam Kỳ – Quảng Nam

                                 (Nguồn: ESA)

 

12

Ảnh ALOS-2 Palsar 07/11/2017

Thành phố Tam Kỳ – Quảng Nam

(Nguồn: JAXA)

Ngập lụt (màu đen) do bão

12

                     Ảnh Sentinel 1A – 02/11/2017

                 Thành phố Hội An – Quảng Nam

                                  (Nguồn: ESA)

12

Ảnh ALOS-2 Palsar 07/11/2017

Thành phố Hội An – Quảng Nam

(Nguồn: JAXA)

Ngập lụt (màu đen) do bão và các công trình bị ảnh hưởng (màu trắng)

12

                     Ảnh Sentinel 1A – 02/11/2017

                   Khu vực Thành phố Quảng Ngãi

                                   (Nguồn: ESA)

12

Ảnh ALOS-2 Palsar 07/11/2017

Khu vực Thành phố Quảng Ngãi

(Nguồn: JAXA)

Ngập lụt (màu đen) do bão và các công trình bị ảnh hưởng (màu trắng)

12

                     Ảnh Sentinel 1A – 02/11/2017

                             Thành phố Đà Nẵng

                                   (Nguồn: ESA)

12

Ảnh ALOS-2 Palsar 07/11/2017

Thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: JAXA)

Ngập lụt (màu đen) do bão và các công trình bị ảnh hưởng (màu trắng)

12

Khu vực nghi ngờ tràn dầu – khu vực cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70-100km.

(Nguồn: JAXA)

12

Ảnh khả năng tràn dầu khu vực Quảng Ngãi – cách bờ khoảng 110km.

(Nguồn: JAXA)

12

Khu vực có khả năng tràn dầu ven biển – khu vực thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa

(Nguồn: JAXA)

Chia sẻ