Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Phòng Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Không gian

Giới thiệu

  • Tên phòng: Phòng Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Không gian
  • Phòng Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Không gian (R&D) là phòng chuyên môn được thành lập từ năm 2012 thuộc khối Công nghệ, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Mục tiêu

Tập trung nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu và phát triển thử nghiệm các hệ thống con và thiết bị cấu thành của vệ tinh nhỏ.

Nhiệm vụ

  • Nghiên cứu định hướng chuyên sâu các hệ thống cơ khí, điện tử và điều khiển của vệ tinh.
  • Nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới ứng dụng cho chế tạo và phát triển vệ tinh.
  • Nghiên cứu và phát triển các thiết bị và công nghệ ứng dụng cho nhiệm vụ của vệ tinh.

Thông tin liên hệ

Địa điểm: Phòng 707, tòa nhà A6, số 18, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Thành viên

Tổng số cán bộ: 14

Trong đó:1 Phó Giáo sư, 13 Thạc sỹ

Lĩnh vực nghiên cứu

Hướng nghiên cứu

  • Xây dựng các phương pháp, thuật toán, thiết bị mô phỏng xác định và điều khiển tư thế vệ tinh.
  • Tính toán, thiết kế và mô phỏng động lực và động lực học của vệ tinh.
  • Phát triển công nghệ xử lý tín hiệu và dữ liệu cho hệ thống vệ tinh nhỏ.
  • Tính toán và thiết kế các hệ thống nguồn và kiểm soát nhiệt cho vệ tinh.
  • Hệ thống truyền thông trên vệ tinh và các phương pháp truyền thông không gian – mặt đất.
  • Nghiên cứu các payload quang/radar và các cảm biến khác ứng dụng cho các nhiệm vụ khác nhau của vệ tinh nhỏ.

Các nhóm nghiên cứu

  • Nhóm dẫn đường và điều khiển: nghiên cứu về các vấn đề của hệ thống xác định và điều khiển tư thế vệ tinh, hệ thống điều khiển và xử lý dữ liệu của vệ tinh.
  • Nhóm điện – điện tử: nghiên cứu các vấn đề về điện và điện tử của vệ tinh như hệ thống nguồn, hệ thống truyền thông, v.v..
  • Nhóm cơ – nhiệt: nghiên cứu về các vấn đề động học, động lực học, cơ khí, nhiệt học của vệ tinh
  • Nhóm hệ thống nhiệm vụ: nghiên cứu các vấn đề về thiết bị nhiệm vụ như hệ thống quang học, Cảm biến Radar và hệ thống đo lường từ xa khác trên vệ tinh.

Đề tài đã và đang thực hiện

  1. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano”, Đề tài thuộc Chương trình KHCN Vũ trụ, từ năm 2017 đến năm 2020, đang thực hiện.
  2. “Phát triển bộ công cụ thực hành phân hệ xác định và điều khiển tư thế vệ tinh phục vụ đào tạo công nghệ vũ trụ.”, Đề tài phát triển công nghệ, từ năm 2019 đến năm 2021, đang thực hiện.
  3. “Kỹ thuật phân tích, thiết kế và vận hành hệ thống vệ tinh nhỏ”, Đề tài nghiên cứu viên cao cấp, năm 2019, đã hoàn thành.
  4. “Nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite nhiệt dẻo gia cường CFRTP/PEEK vào chế tạo cấu trúc vệ tinh nhỏ ở Việt Nam.”, Các đề tài khác, từ năm 2017 đến năm 2019, đã hoàn thành.
  5. “Phát triển bộ công cụ thực hành MicroSat Kit phục vụ đào tạo thực hành thiết kế và chế tạo vệ tinh quan sát trái đất”, Đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm KHCNVN , từ năm 2017 đến năm 2018, đã hoàn thành.
  6. “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống mô phỏng xác định và điều khiển tư thế vệ tinh quan sát trái đất có độ chính xác cao”, Đề tài thuộc Chương trình KHCN Vũ trụ , từ năm 2014 đến năm 2016, đã hoàn thành.
  7. “Thiết kế và chế tạo tên lửa mô hình” Thuộc Đề tài “Tiếp cận kỹ thuật phóng tên lửa đẩy tầm thấp bằng mô hình vật lý dựa trên cơ sở mẫu tên lửa thử nghiệm TV-01, Đề tài thuộc Chương trình KHCN Vũ trụ , từ năm 2014 đến năm 2016, đã hoàn thành.
  8. “Chế tạo mô hình bay, thử nghiệm và phóng vệ tinh Pico lên quỹ đạo”, Đề tài độc lập cấp Viện HLKHCNVN, từ năm 2010 đến năm 2013, đã hoàn thành.
  9. “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống mô phỏng xác định và điều khiển tư thế vệ tinh quan sát trái đất có độ chính xác cao”, Đề tài Chương trình KHCN Vũ trụ, từ năm 2014 đến năm 2016, đã hoàn thành.
  10. “Thiết kế mô hình thí nghiệm lớp vệ tinh pico (PicoDragon Kit) phục vụ đào tạo chuyên ngành công nghệ vũ trụ”, Đề tài cơ sở cấp Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, năm 2014, đã hoàn thành.

Công trình khoa học

  1. To Anh Duc, Nguyen Viet Phuong, Cao Thi Thanh, Bui Hung Thang, Phan Ngoc Minh, (2019), “A model for the thermal conductivity of mixed fluids containing carbon nanotubes”, Computational Materials Science, Volume 165, July 2019, Pages 59-62, 2019
  2. Ha Bui Thi, Duong Bach Gia, (2019), “Research, Design, Fabrication Microwave Modules of Receiver for NanoDragon satellite at S band”, VNU Journal of Science: Mathematics – Physics, Vol.35, No. 2, pp 1-11, 2019
  3. Bui Nam Duong, Kei-ichi OKUYAMA, Truong Xuan Hung, Nguyen Duc Minh, Trinh Thang Long, Nguyen Tien Su, Nguyen Dinh Chau Minh , (2019), “Structural Design and Verification of 3U Cubesat Structure using CFRTP/PEEK Material.”, International Journal of Emerging Technology and Advanced Engineering, ISSN 2250-2459, Volume 9, Issue 4, pp. 127-131
  4. Bùi Nam Dương, Vũ Việt Phương, Lê Xuân Huy, Nguyễn Đình Châu Minh, Nguyễn Đức Minh , (2019), “Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình STM vệ tinh NanoDragon”, Hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc, tháng 4-2019
  5. Nguyen Huu Diep, Nguyen Dinh Chau Minh, Pham Van Phap, Nguyen Tien Su, Cao Xuan Hiep, Pham Anh Minh, Tran Cong Duong, Nguyen Truong Thanh, Hoang The Huynh, Le Xuan Huy, (2017), “Developing a MicroSat Kit for Space Systems Engineering Education”, International Symposium on Space Technology and Science (31st ISTS), Matsuyama-Ehime, Japan
  6. Hung Truong Xuan, Ahmed Chemori, Tuan Pham Anh, Huy Le Xuan, Thu Phan Hoai and Phuong Vu Viet, (2016), “From PID to L1 Adaptive Control for Automatic Balancing of a Spacecraft Three-axis Simulator”, International Journal of Emerging Technology & Advanced Engineering (ISSN 2250-2459)
  7. Nguyễn Đình Châu Minh, Lê Xuân Huy, Nguyễn Hữu Điệp, Bùi Nam Dương, Nguyễn Thị Thảo, Trương Xuân Hùng, Vũ Việt Phương. (2016). “Nghiên cứu thiết kế sơ bộ MicroDragon, vệ tinh lớp Micro đầu tiên do người Việt phát triển”. Hội nghị toàn quốc lần thứ 8 về cơ điện tử- VCM-2016
  8. Vi Đức Huân. (2016). “Xây dựng thuật toán trích dữ liệu xon khí trên vùng ven biển Việt Nam sử dụng dữ liệu viễn thám phân cực và mô hình sol khí dựa trên dữ liệu AERONET”. Hội thảo Khoa học và Công nghệ Vũ trụ phục vụ cuộc sống.
  9. Pham Anh Tuan and Vu Viet Phuong, “Micro-satellite Constellation – The challenges and the possible contribution of VNSC”, Journal of Geological Resource and Engineering, Vol. 2, No. 2, Page 107 – 110, 2014.
  10. Pham Anh Tuan, “Recent Development of EO Satellite in Vietnam”, The 26th CEOS Plenary at Bangalore, India, 2012.
  11. Bùi Nam Dương, Phạm Anh Tuấn và Nguyễn Tuấn Vinh, “Nghiên cứu và ứng dụng cấu trúc isogrid trong thiết kế cấu trúc vệ tinh Microsatellite”, Tuyển tập Hội nghị toàn quốc lần thứ 6 về Cơ điện tử, VCM-2012, Hà Nội, 2012.
  12. Hoàng Thế Huynh, Trần Công Dương, Ngô Đức Minh, Bùi Thị Hà, Tăng Quang Minh, Vũ Việt Phương and Phạm Anh Tuấn, “Thiết kế bộ giả lập hướng sáng Mặt trời cho việc thử nghiệm phân hệ xác định và điều khiển tư thế vệ tinh nhỏ”, Tuyển tập Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử, VCM-2014, Bình Dương, 2014.
  13. Lê Xuân Huy, Nguyễn Tiến Sự, Phạm Anh Minh, Nguyễn Trường Thanh, Hoàng Thế Huynh, Vũ Việt Phương, Phạm Anh Tuấn and Vũ Minh Đức, “Phân tích và mô phỏng hệ thống xác định tư thế của bàn mô phỏng không trọng lượng”, Tuyển tập Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử, VCM-2014, Bình Dương, 2014.

Đào tạo và Hợp tác

  • Phối hợp đào tạo Kỹ sư chuyên ngành công nghệ vũ trụ, Khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hoá, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Phối hợp đào tạo Cử nhân, Thạc sỹ, và Nghiên cứu sinh chuyên ngành Công nghệ vũ trụ và Ứng dụng, Khoa Vũ trụ và ứng dụng, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

Sản phẩm dịch vụ

Đang cập nhật

Hình ảnh

RD1

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ vũ trụ, Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, ĐH Công nghệ, ĐHQGHN năm 2015

.
Chia sẻ