Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Phòng Thiết kế hệ thống không gian

Giới thiệu

  • Tên phòng: Thiết kế hệ thống không gian
  • Phòng Thiết kế hệ thống không gian là đơn vị được thành lập tháng 1/2015 bao gồm 09 thành viên.

Mục tiêu

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ quan sát trái đất trong các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, thiên tai, khí hậu và biến đổi khí hậu, và dịch bệnh.

Nhiệm vụ

– Thiết kế hệ thống

  • Phân tích nhiệm vụ
  • Xác định các yêu cầu kỹ thuật
  • Thiết kế, mô phỏng và các giải pháp kỹ thuật
  • Thiết kế giao diện giữa các khối chức năng

– Tích hợp hệ thống

  • Tích hợp phân hệ chức năng
  • Đánh giá và kiểm định

– Quản lý quy trình và dịch vụ phòng

  • Quản lý quy trình phát triển vệ tinh
  • Dịch vụ phóng

Thông tin liên hệ

  • Trưởng phòng: TS. Lê Xuân Huy
  • Địa chỉ: Tầng 7, Nhà A6, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Email: lxhuy@vnsc.org.vn

Thành viên

Tổng số cán bộ: 9 với các Thạc sỹ/Kỹ sư đảm nhận các hướng nghiên cứu chính của phòng như: Kỹ sư thiết kế hệ thống, Kỹ sư quản lý quy trình và dịch vụ phóng, Kỹ sư tích hợp hệ thống vệ tinh, Kỹ sư phát triển các sản phẩm ứng dụng. Trong tương lai, phòng sẽ có kế hoạch phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu của các dự án phát triển các vệ tinh trong tương lai.

Trong đó:1 Tiến sĩ, 7 Thạc sỹ, 1 Kỹ sư

Đề tài đã và đang thực hiện

  1. Nghiên cứu và thiết kế cảm biến mặt trời sử dụng photodiode. Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở cho các cán bộ khoa học trẻ (1/2015 – 12/2015)
  2. Thiết kế mô hình thiết bị thử nghiệm động lực học và điều khiển cho robot không gian. Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở cho các cán bộ khoa học trẻ (1/2016 – 12/2016)
  3. Phát triển bộ công cụ thực hành MicroSat Kit phục vụ đào tạo thực hành thiết kế và chế tạo vệ tinh quan sát trái đất. Đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam (VAST.ĐLT.02/17-18) 1/2017 – 12/2018
  4. Tham gia Chương trình phát triển vệ tinh MicroDragon tại năm trường Đại học tại Nhật Bản. Chương trình trong khuôn khổ của dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam Vệ tinh đã phóng lên quỹ đạo ngày 18/1/2019 (2013-2019)
  5. Tham gia Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ Nano VT-CN.02/17-20 – Cấp nhà nước Đang thực hiện.

Công trình khoa học

Bài báo quốc tế (tạp chí)

  1. Le, S. Matunaga, (2013), “Real-Time Tuning Unscented Kalman Filter for a Redundant Attitude Estimator in Microsatellites,” Transactions of the Japan Society for Aeronautical and Space Sciences, Vol. 56, No. 6, pp. 360-368.
  2. Le, S. Matunaga, (2014), “Real-Time Tuning Separate-Bias Extended Kalman Filter for Attitude Estimation,” Transactions of the Japan Society for Aeronautical and Space Sciences,  Vol. 57, No. 5, pp. 299-307.
  3. Le, Saburo Matunaga, (2014), “Sensor Faults Detection and Diagnosis in Microsatellite Attitude Determination System,” Transactions Of The Japan Society For Aeronautical And Space Sciences, Aerospace Technology Japan; Issn:1884-0485; Vol.12; Page.N/A-N/A;
  4. Le, Saburo Matunaga, (2014), “A Residual Based Adaptive Unscented Kalman Filter for Fault Recovery in Attitude Determination System of Microsatellites,” Acta Astronautica , Volume 105, Issue 1, December 2014, Pages 30–39.
  5. X. Huy, P. K. Cuong, N. T. Su, P. A. Minh, N. T. Cong, T. Q. Minh, N. X. Que, L. T. Soat, N. D. C.Minh, T. X. Hung, B. N. Duong (2018) “MicroSat Kit, A Satellite Simulation Model for Hands-on Space Education” International Journal of Emerging Technology and Advanced Engineering, Volume 8, Issue 11, November 2018 ( ISSN 2250 – 2459 (Online))

Hội nghị:

  1. Huy X. Le, Ishizaka Kazuya, Saburo Matunaga, (2011), “Software Design and Simulation of Attitude Determination System for a Microsatellite – TSUBAME,” Proceedings of the 28th ISTS (International Symposium on Space Technology and Science), Japan, paper no. 2011-d-10.
  2. Huy X. Le, Saburo Matunaga, (2012), “Fine-Tuning Kalman Filters Using Star Trackers Data for Microsatellite Attitude Estimation,” Proceedings of i-SAIRAS (International Symposium on Artificial Intelligence, Robotics and Automation in Space), Italy.
  3. Le X. Huy, Matunaga Saburo, (2013), “Sensor Faults Detection and Diagnosis in Microsatellite Attitude Determination System,” The 29th International Symposium on Space Technology and Science (ISTS), Japan, paper no. 2013-d-60.
  4. Le X. Huy, Matunaga Saburo, (2013), “A Residual Based Adaptive Unscented Kalman Filter for Microsatellites,” 64th International Astronautical Congress, China, IAC-13-C1.2.4.
  5. LE X. Huy, KAMIYA Takashi, HAO Ting, KAWAJIRI Shota, and MATUNAGA Saburo, (2013), “TSUBAME Microsatellite: Design, Development and Verification of Attitude Determination and Control System,” International Conference on Space, Aeronautical and Navigational Electronics 2013, Vietnam.
  6. LE X. Huy, ISHIZAKA Kazuya, MATUNAGA Saburo, (2010), “A Robust Attitude Determination Algorithm Based on Unscented Kalman Filter for Micro Satellite,” Space Engineering Conference 2010(19), H2, 2011-01-27, Japan.
  7. LE X. Huy, MATUNAGA Saburo, (2011), “A Mixed EKF/UKF Algorithm for Micro Satellites Attitude Estimation,” Space Engineering Conference 2011 (20), B3, 2012-01-26, Japan.
  8. LE X. Huy, MATUNAGA Saburo, (2011), “A New Sigma Points Selection Method of Unscented Kalman Filter for Fast And Robust Micro Satellite Attitude Estimation,”  55th Symposium on Space Science and Technology, Japan.
  9. LE X. Huy, MATUNAGA Saburo, (2013), “Adaptive Separate-Bias Extended Kalman Filter for Attitude Estimation,” Space Engineering Conference 2013 (22), A01, 2013-12-20, Japan.
  10. Hoang The Huynh, Huang Jyun Hau, Jyh-Ching Juang, Jiun-Jih Miau, Artur Scholz, “Implementation of Attitude Determination and Control System into PACE nano-satellite”, 3rd Nano-satellite Symposium, Nagoya, Japan, 2012.
  11. Phan Manh Dan, Hoang The Huynh, Ha Van Quang, Trinh Hoang Quan, “A Global Water Pollution Monitoring Satellite System (WAMS)”, Novel Ideas for Nanosatellite Constellation Missions, International Academy of Astronautics, IAA Book Series, 2012.
  12. Sun-Won Kim, Hoang The Huynh, Yohei Satoh, Masanobu Tsuji, “Trade-Off Study on Competitive Structure Design of Micro-STAR”, 28th International Symposium on Space Technology and Science, Okinawa Japan, 2011.

Bài báo trong nước

  1. Lê Xuân Huy, Nguyễn Tiến Sự, Phạm Anh Minh, Nguyễn Trường Thanh, Hoàng Thế Huynh, Vũ Việt Phương, Phạm Anh Tuấn, Vũ Minh Đức, “Phân tích và mô phỏng hệ thống xác định tư thế của bàn mô phỏng không trọng lượng”, Hội nghị Toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử – VCM-2014, ISBN: 978-604-913-306-0, trang 56-63.
  2. Lê Xuân Huy, Phạm Anh Minh, Ngô Thành Công, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Tiến Sự, Nguyễn Trường Thanh, Hoàng Thế Huynh, Vũ Việt Phương, Phạm Anh Tuấn, “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống xác định tư thế của bàn mô phỏng không trọng lượng có độ chính xác cao,” Hội thảo Công nghệ Vũ trụ và Ứng dụng 2014.
  3. T. Huynh, T. C. Dương, N. D. Minh, B. T. Hà, T. Q. Minh, V. V. Phương, P. A. Tuấn, Thiết kế bộ giả lập hướng sáng Mặt trời cho việc thử nghiệm phân hệ xác định và điều khiển tư thế vệ tinh nhỏ, Hội thảo Công nghệ Vũ trụ và Ứng dụng 2014, Hà Nội, 2014.
  4. Hoàng Thế Huynh, Lê Xuân Huy, Huỳnh Xuân Quang, Nguyễn Trường Thanh, “Designing, manufacturing and testing Structure subsystem of the EM model of Pico-Dragon satellite,” Hội nghị Toàn quốc lần thứ 5 về Cơ điện tử, 2010.

Đào tạo và Hợp tác

– Các cán bộ của Phòng đã tham gia hỗ trợ đào tạo tại các trường đại học trong nước, đồng thời Phòng cũng là địa chỉ thực tập và nghiên cứu khoa học cho nhiều hướng đề tài tốt của sinh viên. Cụ thể các chương trình như:

  • Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Công nghệ vũ trụ tại Đại học Công nghệ – ĐHQGHN.
  • Chương trình đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành Vũ trụ và Ứng dụng tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
  • Chương trình đạo tạo tại đại học chuyên ngành Công nghệ vũ trụ tại Đại học Quốc tế – ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh

Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm bộ công cụ thực hành MicroSat Kit có chức năng hỗ trợ đào tạo giảng dậy về phát triển vệ tinh lớp Micro.

  • Hỗ trợ đào tạo cơ bản về nhiệm vụ và các thiết bị thực hiện nhiệm vụ vệ tinh (payload) cũng như hỗ trợ đào tạo nâng cao về chức năng điều khiển và quản lý dữ liệu khối nhiệm vụ vệ tinh.
  • Thực hành thiết kế, tích hợp hệ thống cấu trúc cho vệ tinh lớp Micro.
  • Thực hành thiết kế, lập trình, mô phỏng, tích hợp và thử nghiệm chức năng xác định và điều khiển tư thế vệ tinh.
  • Thực hành thiết kế phần mềm, lập trình, tích hợp và thử nghiệm chức năng quản lý lệnh, dữ liệu của máy tính trung tâm (OBC).
  • Thực hành tính toán thiết kế, tích hợp và thử nghiệm chức năng truyền thông của vệ tinh.
  • Thực hành thiết kế và mô phỏng nhiệt cho vệ tinh lớp Micro.
  • Thực hành thiết kế, tích hợp và thử nghiệm phân hệ nguồn cho vệ tinh lớp Micro.
  • Thực hành tích hợp và thử nghiệm chức năng hệ thống điện cho vệ tinh lớp Micro.

.
Chia sẻ