Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Phòng lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh

Giới thiệu

Từ tháng 02/2015, Phòng Lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh (AIT) chính thức được đổi tên với các mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ sau

Mục tiêu

Làm chủ và hoàn thiện quy trình lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh, bước đầu tập trung cho lớp vệ tinh nhỏ (khối lượng lên đến 500kg); phối hợp triển khai quy trình phát triển vệ tinh tại Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (TTVTQG) cũng như mở rộng các ứng dụng phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chức năng

Là đơn vị chuyên môn đảm nhiệm chức năng lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh, trong tổng thể quá trình công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh tại TTVTQG

  • Phối hợp lắp ráp và tích hợp vệ tinh
  • Thực hiện công đoạn thử nghiệm vệ tinh trong tổng thể quá trình công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp, tích hợp & thử nghiệm vệ tinh.
  • Thực hiện nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ, hỗ trợ đào tạo cán bộ, hợp tác trong nước và quốc tế, trao đổi khoa học trong việc lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh; tham gia chuyển giao công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào trong lĩnh vực có liên quan.

Nhiệm vụ

  • Xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện mô hình hoạt động lắp ráp-tích hợp và thử nghiệm.
  • Xây dựng bộ tiêu chuẩn cho quy trình lắp ráp-tích hợp và thử nghiệm vệ tinh phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới. Trên cơ sở đó xây dựng quy trình lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm.
  • Tham gia xây dựng và đề xuất phương án phối hợp thực hiện và tổ chức hoạt động lắp ráp-tích hợp và thử nghiệm vệ tinh trong dự án phát triển vệ tinh do TTVTQG đảm nhận hoặc tham gia.
  • Tham gia vào các hoạt động hợp tác khoa học công nghệ trong nước và quốc tế (hợp tác nghiên cứu, hội thảo khoa học…) trong các lĩnh vực có liên quan đến lắp ráp-tích hợp và thử nghiệm vệ tinh.
  • Tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo giáo dục và đào tạo nghệ về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan, góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh.

Thông tin liên hệ

Phụ trách phòng: ThS. Trương Xuân Hùng

Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà 2A, số 18, Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: ait@vnsc.org.vn

Thành viên

Cơ cấu nhân sự hiện tại của phòng AIT bao gồm 15 người bao gồm 4 thạc sỹ, 10 kỹ sư và 1 cử nhân trong đó có 1 người đang là nghiên cứu sinh tại và 4 người đang theo học chương trình thạc sỹ công nghệ vũ trụ tại Nhật Bản.

Lĩnh vực nghiên cứu

Hướng nghiên cứu

  1. Nghiên cứu quy trình thử nghiệm vệ tinh.

Một số nội dung nghiên cứu là

  • Xây dựng quy trình thực hiện phù hợp với các dự án vệ tinh do TTVTQG chủ trì hoặc cùng tham gia phát triển, căn cứ theo các yêu cầu chung của việc thử nghiệm cũng như theo đặc điểm của vệ tinh.
  • Nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn về thử nghiệm vào trong công việc. Xây dựng các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả áp dụng.
  • Nghiên cứu về từng phân đoạn trong quy trình thử nghiệm: (thử nghiệm rung động, thử nghiệm sốc, thử nghiệm nhiệt chân không…). Hướng nghiên cứu này tập trung phát triển kiến thức chuyên sâu bao gồm nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và giải pháp công nghệ được áp dụng dựa trên cơ sở đối tượng thử nghiệm là vệ tinh và một số khác. Góp phần đào tạo cán bộ bước đầu trở thành chuyên gia trong từng phân đoạn thử nghiệm; chuẩn bị cho quá trình tiếp nhận, vận hành thiết bị thử nghiệm tại trung tâm AIT của dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
  1. Xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ lắp ráp-tích hợp vệ tinh; tìm hiểu và nghiên cứu các quy trình công nghệ mới, cập nhật những thay đổi trong xu hướng phát triển vệ tinh trên thế giới.

Đề tài nghiên cứu

  • Tham gia đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống mô phỏng xác định và điều khiển tư thế vệ tinh quan sát trái đất có độ chính xác cao” thuộc chương trình Công nghệ Vũ trụ, giai đoạn 2014-2015.
  • Thực hiện đề tài cấp cơ sở năm 2014 “Nghiên cứu, tìm hiểu tổng quan về phương pháp xác định trọng tâm và ứng dụng cho vệ tinh có khối lượng dưới 50 kg”.
  • Tham gia đề tài “Chế tạo mô hình bay, thử nghiệm và phóng vệ tinh pico lên quỹ đạo” thuộc chương trình Đề tài độc lập cấp Viện HLKHCNVN, giai đoạn 2010-2012.
  • Tham gia đề tài “Tham gia chương trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và phóng vệ tinh nhỏ Micro-STAR phục vụ dự án vệ tinh APRSAF” thuộc chương trình Công nghệ Vũ trụ, giai đoạn 2010-2012.

Công trình khoa học

  1. A.Tuấn, V.V.Phương, T.X.Hùng, L.X.Huy, B.N.Dương, N.D.C.Minh, H.T.Huynh, L.T.Kiên, N.V.Thức và các thành viên, “Một số kết quả trong thẩm định an toàn vệ tinh PicoDragon theo tiêu chuẩn của dịch vụ phóng từ Trạm Vũ trụ Quốc tế”, Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 7, năm 2014.
  2. Phạm Anh Tuấn, Vũ Việt Phương, Phan Hoài Thư, Trương Xuân Hùng “Xây dựng mô hình động lực học và đề xuất giải pháp cho bài toán cân bằng hệ thống bàn mô phỏng phân hệ xác định và điều khiển tư thế vệ tinh sử dụng khớp cầu đệm khí”, Hội thảo Công nghệ Vũ trụ và Ứng dụng, năm 2014.
  3. Bùi Nam Dương, Phạm Anh Tuấn và Nguyễn Tuấn Vinh “Nghiên cứu và ứng dụng cấu trúc isogrid trong thiết kế cấu trúc vệ tinh Microsatellite” Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 6, năm 2012.

Đào tạo và Hợp tác

Tham gia đào tạo hệ kỹ sư Công nghệ Vũ trụ tại trường đaị học Công nghệ, thuộc đại học Quốc gia Hà Nội

Sản phẩm dịch vụ

(Đang cập nhật)

Hình ảnh

  • Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống mô phỏng xác định và điều khiển tư thế vệ tinh quan sát trái đất có độ chính xác cao”
Hình 1: Mô hình bàn thử nghiệm phân hệ xác định và điều khiển tư thế (ADCS)

Hình 2: Chương trình mô phỏng điều khiển bàn thử nghiệm (ADCS)
Chia sẻ