Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Vệ tinh Cubesat Picasso nghiên cứu thượng tầng khí quyển Trái đất

Ảnh mô phỏng Picasso Cubesat hoạt động trên quỹ đạo Nguồn: BISA

Được chế tạo bởi Viện nghiên cứu khí học thượng quyển Bỉ cùng VTT Finland và công ty Clyde Space của Anh, Picasso sẽ được phóng lên quỹ đạo nhằm phục vụ các mục đích như đo đạc sự phân bố khí ozon trên tầng bình lưu, thu thập dữ liệu về nhiệt độ tầng trung quyển và xác định mật độ điện tích trong tầng điện li.

Các vệ tinh Cubesat có chuẩn với nhiều loại kích thước và khối lượng khác nhau, phổ biến như 1U (10x10x10 cm), 2U (10x10x20 cm) và 3U (10x10x30 cm). Lớp vệ tinh Cubesat được các công ty không gian vừa và nhỏ, các học viện nghiên cứu và trường đại học sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu không gian. Các tổ chức lớn như Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng sử dụng dòng vệ tinh này trong các kế hoạch phóng thử nghiệm vệ tinh lên quỹ đạo.

Picasso là một trong những vệ tinh nằm trong Chương trình Hỗ trợ Công nghệ của ESA dự kiến phóng lên quỹ đạo vào năm 2016. Với kích thước theo chuẩn Cubesat 3U, Picasso sử dụng công nghệ ảnh đa phổ thu nhỏ để có thể quan sát các hiện tượng xảy ra ở rìa ngoài tầng thượng quyển nơi Mặt Trời đóng vai trò nguồn sáng. Ngoài ra  Picasso còn được tính hợp hệ thống que đo Langmour đa kim dùng cho việc đo mật độ điện tích trong vùng không gian bao quanh nó. Sau khi phóng, vệ tinh này sẽ là một phần của QB50, một mạng lưới gồm 50 vệ tinh Cubesat nghiên cứu khí quyển Trái Đất.

Phương Linh, Thế Huynh
Chia sẻ