Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

SpaceX phóng vệ tinh DSCOVR vào quỹ đạo

Vệ tinh DSCOVR, nguồn: NASA

DSCOVR là kết quả của sự hợp tác giữa NOAA, NASA và Cơ quan không lực Hoa Kỳ. Vệ tinh này sẽ được sử dụng để quan sát và đưa ra những cảnh báo nâng cao về những ảnh hưởng của bức xạ Mặt trời tới hệ thống điện lưới, truyền thông và các vệ tinh quanh Trái đất.

Chín động cơ của tên lửa Falcon 9 đã được đốt cháy trong khoảng thời gian 2 phút 44 giây, các động cơ này đã tắt như mong đợi trong các giai đoạn tách tầng thứ nhất và hai. Ngay sau đó, các động cơ chân không Merlin của tầng thứ hai được đốt cháy để bắt đầu hoạt động trong khoảng thời gian xấp xỉ 1 phút. Sau khi hoàn thành quá trình đốt cháy đầu tiên, tầng thứ hai mang theo vệ tinh DSCOVR đã di chuyển trong khoảng 22 phút. Đến thời gian phút thứ 35 phút, vệ tinh DSCOVR đã được đẩy và quỹ đạo thành công.

Quá trình phóng của tên lửa Falcon 9, nguồn: SpaceX

Sau cùng, vệ tinh DSCOVR sẽ được đưa tới điểm Lagrange Mặt trời – Trái đất L1 (điểm có thể duy trì quỹ đạo ổn định so với các hành tinh lớn). Công ty SpaceX phóng vệ tinh DSCOVR tới quỹ đạo chỉ khoảng 200km so với Trái đất, sau đó vệ tinh sẽ tự di chuyển tới quỹ đạo cuối cùng trong vòng 110 ngày sau.

Các điểm Lagrange, nguồn: mrreid.org

Công ty SpaceX đang phát triển công nghệ có thể tái sử dụng được các tầng của tên lửa đẩy sau khi phóng. Sau quá trình tách vệ tinh DSCOVR, tầng thứ nhất của tên lửa đã quay trở về Trái đất, dữ liệu ghi nhận độ chính xác 10m của quá trình hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu. Từ những dữ liệu thu được trong quá trình thử nghiệm, tên lửa hứa hẹn có khả năng hạ cánh trên tàu sân bay trong điều kiện thời tiết tốt hơn.

Thế Huynh
Chia sẻ