Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Sự kiện thiên văn học quan sát “Nguyệt thực một phần” tại đài thiên văn Hòa Lạc

Sự kiện Thiên văn học “Nguyệt thực một phần” được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phối hợp với Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội tổ chức vào đêm ngày 16, rạng sáng ngày 17/7/2019 tại Đài Thiên văn Hòa Lạc, thuộc Khu Công nghệ cao Láng Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội là một trong những sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động khám phá kiến thức thiên văn học từ những phương pháp đơn giản, gần gũi nhất song song với việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhất, nhằm khơi dậy niềm yêu thích khoa học vũ trụ và truyền cảm hứng cho tất cả các em học sinh, sinh viên.

          Nguyệt thực một phần là gì?

          Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.

          Nguyệt thực một phần tại Việt Nam,

          Việt Nam có thể quan sát được nguyệt thực lần này bắt đầu từ sau nửa đêm. Cụ thể, nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 01:43, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 03:01, nguyệt thực đạt cực đại lúc 04:30. Mặt Trăng lặn lúc 05:28, trước khi nguyệt thực một phần kết thúc.

          Diễn biến nguyệt thực một phần

          Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực Châu Âu, Châu Phi, vùng trung tâm Châu Á (bao gồm Việt Nam), và Ấn Độ Dương.

          Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.

         Chúng tôi hy vọng nhận được sự quan tâm tham dự cùng các thắc mắc về sự kiện của các em học sinh, sinh viên, các quý thầy cô, các quý phụ huynh học sinh và các đối tác giáo dục. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành tư duy khoa học của thế hệ trẻ trong tương lai.

         Do giới hạn chương trình, Ban Tổ chức kính đề nghị các quý vị quan tâm vui lòng đăng ký tham dự trước ngày 14/7/2019.

         Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

         ThS. Hoàng Thị Kim Khuyên – Cán bộ Phụ trách Phổ biến kiến thức.

         Điện thoại: 090 2144 290.

         Email: htkkhuyen@vnsc.org.vn

LỊCH TRÌNH SỰ KIỆN THIÊN VĂN HỌC

QUAN SÁT “NGUYỆT THỰC MỘT PHẦN”

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC)

Đơn vị phối hợp tổ chức: Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội

Địa điểm: Đài Thiên văn Hòa Lạc, thuộc Khu Công nghệ cao Láng Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Thời gian: Đêm ngày 16/7/2019 và rạng sáng ngày 17/7/2019

Thời gian Nội dung
Ngày 16/7/2019
18h00 Tập trung tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Tòa nhà A6, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội)
18h30 – 19h30 Di chuyển đi Hòa Lạc
19h30 – 20h00 Nhận chỗ, vệ sinh cá nhân
20h00 – 20h50 Ăn tối, nghỉ ngơi
21h00 – 22h00 Học bài (Quan sát bầu trời đêm tháng 7)

Xem phim khoa học trong nhà chiếu hình vũ trụ (Người ngoài hành tinh)

22h00 – 23h00 Trao đổi kiến thức về hiện tượng nguyệt thực ngoài trời
23h00 – 23h30 Hướng dẫn quan sát bầu trời thực tế, các chòm sao, hành tinh
23h30 – 0h00 Chơi các trò chơi mô phỏng sao băng, thiên thạch, hố đen, các trò chơi đố vui, vận động thiên văn ngoài trời
Ngày 17/7/2019
0h00 – 0h30 Đốt lửa trại, ăn đêm
0h30 – 03h00 Nghỉ ngơi/ tự do hoạt động/ trẻ đi ngủ
03h00 – 05h00 Quan sát hiện tượng nguyệt thực một phần
05h00 – 06h00 Bữa sáng nhẹ
06h00 – 11h00 Nghỉ ngơi
11h10 Lên xe về Hà Nội
Chia sẻ