Theo lời một nhân viên làm việc tại công ty, nguồn ngân quỹ thu về này sẽ được tiếp tục sử dụng để “mở rộng hoạt động, tái đầu tư vào kinh doanh và marketing, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm cùng việc nghiên cứu các ứng dụng công nghệ vũ trụ mới”.
Trước đó, chi nhánh công ty ở San Francisco cho biết đã giành được nguồn huy động vốn Nhóm C vào khoảng 70 triệu USD từ Data Collective – một quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở đặt tại cùng thành phố. Ngoài ra, nguồn huy động vốn ban đầu và huy động vốn nhóm B của quỹ đầu tư mạo hiểm Draper Fisher Jurvetson cho Planet Labs cũng tăng 13,1 triệu USD vào tháng 6 năm 2013 và 52 triệu USD vào cuối năm này.
Cho tới nay, Planet Labs đã phóng thành công 73 vệ tinh loại Cubesat kích thước 3U với chiều dài khoảng 30cm và trọng lượng chỉ vài kilogram. Hầu hết các vệ tinh này đều được đưa ra quỹ đạo từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), với thời gian hoạt động ngắn.
Tổng số vệ tinh chứa trong tàu vận chuyển hàng mới đây nhất được đưa lên ISS bởi Tập đoàn Công nghệ Thám hiểm Không gian (SpaceX) vào ngày 10.1 vừa qua. Các vệ tinh này được Planet Labs thiết kế chế tạo chỉ 9 ngày sau vụ phóng thất bại ngày 26/10 của tàu vận chuyển Cygnus lên Trạm Không gian Quốc tế, làm mất 26 vệ tinh.
Planet Labs lên kế hoạch trong tương lai để triển khai một chùm vệ tinh viễn thám có thể hàng ngày cung cấp hình ảnh của toàn bộ bề mặt Trái Đất. Hiện tại, công ty đang kêu gọi hợp tác từ các công ty về thông tin địa lý trong nước và quốc tế, nhằm mục đích sử dụng các dữ liệu ảnh thu được để phục vụ cho các ứng dụng khác nhau.