Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Nỗ lực của châu Á trong định hướng nghiên cứu tiên phong của thiên văn học

Ngày 23/9/2019 tại Hà Nội, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã tổ chức buổi Buổi thuyết trình khoa học với chủ đề “Nỗ lực của châu Á trong định hướng những nghiên cứu tiên phong của thiên văn học” nhân dịp kỷ niệm 8 năm ngày thành lập (16/9/2011 – 16/9/2019).

TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và TS. Paul T. P. Ho Viện sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan, Tổng Giám đốc Đài thiên văn Đông Á cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban, CBCNVC Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã đến tham dự.

Phó Tổng giám đốc Lê Xuân Huy phát biểu khai mạc.

Mở đầu bài thuyết trình của mình, TS. Paul Ho cho biết: trong vài thập niên trở lại đây, thiên văn học và vật lý thiên văn đã có những bước tiến vượt bậc. Điều này đạt được nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, từ đó được ứng dụng trong việc xây dựng các thiết bị đo đạc thiên văn. Các kính thiên văn lớn chưa từng có đang được xây dựng để vận hành cả trên mặt đất và bên ngoài gian. Các nỗ lực này chủ yếu được dẫn dắt bởi các nước phương Tây.

Trong thế kỷ mới, các quốc gia châu Á có thể bắt kịp các tiến bộ mới nhất và cùng với các nước phương Tây dẫn dắt sự phát triển của thiên văn học trong tương lai. Điều này không những phục vụ cho nghiên cứu cơ bản mà còn thúc đấy sự phát triển của công nghệ cũng như việc đào tạo các thế hệ các nhà khoa học và các kỹ sư kế cận tương lai. Công nghệ, trong đó có công nghệ vũ trụ, không chỉ có ý nghĩa với thiên văn học mà còn có ích cho nhiều lĩnh vực khác như giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, khí hậu cũng tác động của như biến đổi khí hậu”, TS. Paul Ho khẳng định.

Ngày 10/4, các nhà khoa học của dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện đã công bố việc lần đầu tiên chụp được hình ảnh của một lỗ đen khổng lồ và cái bóng mà nó tạo ra ở trung tâm thiên hà xa xôi Messier 87 (M87). Đài thiên văn Đông Á (Việt Nam là thành viên) tham gia đóng góp vào khám phá quan trọng này.

Được khởi xướng từ năm 2005 với mục tiêu xây dựng một Đài thiên văn như các đài thiên văn lớn nhất của phương Tây (ví dụ như Đài thiên văn Nam Âu); cơ sở vật chất đầu tiên của Đài thiên văn Đông Á là kính thiên văn James Clerk Maxwell. Kết quả quan trọng nhất đã đạt được của Đài thiên văn cho đến nay là việc tham gia chụp bức ảnh đầu tiên của lỗ đen như là một phần của kính thiên văn Chân trời Sự kiện (Event Horizon Telescope).

Việt Nam đang đóng vai trò là thành viêni quan sát, và đang chuẩn bị để trở thành thành viên chính thức của Đài thiên văn Đông Á. Hiện tại, các nhà thiên văn Việt Nam có thể truy cập, sử dụng tất cả các kính thiên văn mà Đài thiên văn Đông Á đang và sẽ vận hành”, TS. Lê Xuân Huy chia sẻ.

Paul Ho Viện sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan, Tổng Giám đốc Đài thiên văn Đông Á tại buổi thuyết trình.

Chụp ảnh lưu niệm với diễn giả tại buổi nói chuyện.

Ngoài nội dung thuyết trình về “Nỗ lực của châu Á trong định hướng nghiên cứu tiên phong của thiên văn học”, đại diện bộ phận phổ biển kiến thức của Trung tâm cũng giới thiệu về các hoạt động khám phá vũ trụ mà trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã và đang triển khai.

TS. Paul T. P. Ho
Viện  sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan
Giám đốc, Kính thiên văn James Clerk Maxwell
Tổng Giám đốc, Đài thiên văn Đông Á
Học giả danh dự, Viện Khoa học Thiên văn và Vũ trụ Hàn Quốc
Nghiên cứu viên chính, ERG-Đài Loan, Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan, Viện Thiên văn học và Vật lý thiên văn
Chia sẻ