Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Ngày 31 tháng 01: Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng khiến cho Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ gây ra hiện tượng Mặt Trăng có màu đỏ tối, thường được gọi là trăng máu.

Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực phía tây Bắc Mỹ, phía đông Châu Á, Châu Úc, và Thái Bình Dương.

Việt Nam quan sát được toàn bộ sự kiện này.

Nguyệt thực bắt đầu lúc 17:51 UTC+7 (giờ Việt Nam) và kết thúc lúc 23:08 UTC+7 (giờ Việt Nam). Tổng thời gian diễn ra nguyệt thực là 5 giờ 17 phút. Nguyệt thực đạt cực đại lúc 20:29 với độ sáng biểu kiến là 1.32.

Diễn biến của nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam được mô tả trong bảng dưới đây.

Thời gian Pha Hướng*
Cao độ
17:51

Thứ Tư, 31/01/2018

Nguyệt thực nửa tối bắt đầu
Bóng nửa tối của Trái Đất bắt đầu che khuất bề mặt Mặt Trăng. Mặt Trăng đang ở gần đường chân trời, do đó hãy chắc chắn rằng bạn có tầm nhìn tốt về phía đông – đông bắc.
72° 2.6°
18:48 Nguyệt thực một phần bắt đầu
Mặt Trăng bắt đầu thực sự bị che khuất – Mặt Trăng bắt đầu có màu đỏ.
77° 14.8°
19:51 Nguyệt thực toàn phần bắt đầu
Mặt Trăng chuyển hoàn toàn sang màu đỏ máu.
81° 28.8°
20:29 Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại

Mặt Trăng nằm ở trung tâm của bóng tối.

84° 37.3°
21:07 Nguyệt thực toàn phần kết thúc 97° 45.9°
22:11 Nguyệt thực một phần kết thúc 93° 60.2°
23:08 Nguyệt thực nửa tối kết thúc 102° 73.1°
  • Hướng ở đây được so sánh với hướng Bắc theo chiều kim đồng hồ.
  • Thông tin nguyệt thực toàn phần cung cấp bởi NASA: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/LEplot/LEplot2001/LE2018Jan31T.pdf

 

Nguồn: vatlythienvan.com

Chia sẻ