Sau quá trình hiệu chỉnh, những dữ liệu ảnh của CIRC đã được JAXA công bố rộng rãi.

Cháy rừng là hiện tượng thiên nhiên thường xảy ra ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, gây thay đổi khí hậu và là một trong các nguyên nhân làm ấm khí quyển Trái Đất. Do vậy, việc phát hiện sớm hiện tượng này là rất quan trọng. Nhiệm vụ chính của CIRC là thử nghiệm công nghệ phát hiện các đám cháy rừng thông qua cảm biến hồng ngoại. Với khối lượng nhẹ, cấu trúc đơn giản và công suất tiêu thụ điện thấp, CIRC có thể được sử dụng cho nhiều loại vệ tinh khác nhau. CIRC đã được Nhật Bản trang bị cho vệ tinh quan sát Trái Đất ALOS-2 phóng lên quỹ đạo vào năm 2014.


Cảm biến vi hồng ngoại trong CIRC nhận biết tia hồng ngoại bằng cách chuyển đổi các thay đổi của nhiệt độ theo từng phút thành các tín hiệu điện tương ứng. Ưu điểm nổi bật của cảm biến vi hồng ngoại này là không cần hệ thống làm mát, vì vậy thường được sử dụng trong các hệ thống có năng lượng hoạt động giới hạn hoặc trong các vệ tinh nhỏ.
Đặc trưng của thấu kính CIRC là không dẫn nhiệt, vì vậy có thể loại trừ được hiện tượng dịch chuyển tiêu cự do thay đổi nhiệt độ, vốn thường xảy ra với các thấu kính Germanium và Chalcogenide. Ngoài ra, bộ CIRC còn có các ưu điểm như khối lượng và kích thước nhỏ, đòi hỏi nguồn nuôi công suất thấp.
Các thông số kĩ thuật chính của CIRC:
Cảm biến | Vi hồng ngoại SOI diode IR FPA (MELCO) |
Kích thước | 11cm x 18cm x 23cm |
Khối lượng | ~3kg |
Bước sóng | 8-12 µm |
Kích thước ảnh | 640×480 |
Độ phân giải | <200m tại 600km (ALOS-2) <130m tại 400km (CALET) (<0.33 mrad) |
Trường quan sát | 120 x 90 |
Dải nhiệt độ màu | 180K – 400K |
Công suất | <20W |
Trước khi phóng lên không gian, CIRC được kiểm tra dưới mặt đất, trong môi trường được mô phỏng giống như khi hoạt động trong không gian để loại bỏ các hiệu ứng tiêu cực như ánh sáng phân tán, tạp âm nhiệt… CIRC FPM được cho hoạt động trong các nhiệt độ môi trường khác nhau nhằm xác định cơ sở dữ liệu hiệu chỉnh (bao gồm hệ số hiệu chỉnh ánh sáng phân tán, hệ số hiệu chỉnh độ lợi) và thuật toán sử dụng ảnh vật đen tại các giá trị nhiệt độ khác nhau.
Thuật toán điều chỉnh bao gồm bốn thành phần hiệu chỉnh dữ liệu: 1. Hiệu chỉnh điểm ảnh xấu nhằm chỉnh lại độ sáng của các điểm ảnh xấu bằng cách so sánh độ sáng đó với độ sáng các điểm ảnh lân cận. 2. Hiệu chỉnh dummy nhằm loại bỏ các điểm ảnh giả gây bởi nền bức xạ điện từ. 3. Hiệu chỉnh thành phần ánh sáng phân tán sử dụng hệ số phân tán ánh sáng cho mỗi điểm ảnh. 4. Hiệu chỉnh độ lợi nhằm điều chỉnh độ nhạy rồi dựa vào hệ số hiệu chỉnh độ lợi để cho ra kết quả về độ sáng và nhiệt độ ứng với mỗi điểm ảnh.

CIRC trang bị cho vệ tinh ALOS-2 có độ phân giải không gian là 200m và trường quan sát 128km x 96km tại độ cao quỹ đạo 600km. Như chỉ ra trong hình dưới, với 16 hình chụp liên tiếp khi phân giải không gian theo chiều dài (along-track resolution,) CIRC cho phép quan sát địa hình có chiều dài tới 1500km. Trong một ngày, vệ tinh này có thể gửi khoảng 420 ảnh về trạm điều khiển mặt đất còn đối với dự báo hiện tượng lửa trời, tần suất dự bào là 2-3 lần/ tuần.

Mục tiêu cuối cùng của dự án CIRC là nhằm giảm thiểu thiệt hại và tác động gây ra bởi cháy rừng, cũng như đóng góp vào quy hoạch đô thị và sự hiểu biết của con người về các thảm họa núi lửa. Một số kết quả thử nghiệm ảnh của vệ tinh này đã được JAXA công bố.

Sau quá trình hiệu chỉnh, những dữ liệu ảnh của CIRC đã được JAXA công bố rộng rãi. Người dùng có thể sử dụng những dữ liệu ảnh này dưới bản quyền của JAXA.