Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vietnam national space center
Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English

Giám sát và phát hiện sự dịch chuyển, sụt lún của mặt đất bằng ảnh SAR

Nhằm tăng cường năng lực xử lý ảnh SAR trong giám sát và phát hiện sự dịch chuyển và sụt lún của mặt đất, thuộc khuôn khổ các hoạt động triển khai sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất – CEOS 2019; ngày 23/9/2019, tại Hà Nội, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tổ chức Lớp tập huấn lần thứ 2 về xử lý ảnh SAR.

Các giảng viên là các chuyên gia quốc tế đến từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh (BGS), Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc gia Pháp (IRSTEA); Học viên là các nhà khoa học đến từ các cơ quan liên quan như:Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Cục viễn thám Quốc gia, Các trường đại học Hà Nội, TP. HCM, Cần Thơ Đà Nẵng, Viện Địa chất, Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam, Servir Mekong.v.v. đã tham gia lớp tập huấn.

Toàn cảnh Lớp tập huấn lần thứ 2 về xử lý ảnh SAR.

Sau 4 ngày đào tạo (23-26/9/2019), học viên sẽ được học cách truy cập dữ liệu SAR và xử lý trước dữ liệu để sử dụng trong các tính toán thực tế; hiểu lý thuyết về kỹ thuật InSAR (có thể tính toán sụt lún bề mặt do động đất, khai thác nước ngầm.v.v) và các nguồn nhiễu và lỗi, tạo các ảnh giao thoa, thực hiện mở pha để thấy được các chuyển động mặt đất.

Việt Nam, đặc biệt là các khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, dễ bị sụt lún do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Ảnh hưởng của sụt lún có thể tăng lên do biến đổi khí hậu và thay đổi mực nước biển. Bằng việc mô phỏng thực tiễn việc sử dụng STAMPS tạo ra chuỗi thời gian áp dụng với khu vực Hà Nội, tham gia lớp tập huấn sẽ giúp các nhà khoa học có thêm các hướng nghiên cứu trong tương lai: Xử lý tự động; Phân loại các chuỗi thời gian; Phát hiện bất thường, điều này rất hữu ích cho quy hoạch, quản lý nhà nước, xây dựng.v.v.

Chia sẻ